avatar

Ngày 4 - DevOps & Agile

Chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt quan trọng giữa Agile và DevOps và tìm hiểu lý do tại sao hai thứ được kết nối chặt chẽ như vậy.

Đăng vào
8 phút

Nội dung

title

Mục lục

DevOps & Agile

Bạn có biết sự khác biệt của DevOps và Agile? Chúng được hình thành như những khái niệm độc lập. Nhưng bây giờ hai thuật ngữ đang dần được hợp nhất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt quan trọng giữa Agile và DevOps và tìm hiểu lý do tại sao hai thứ được kết nối chặt chẽ như vậy.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt quan trọng giữa Agile và DevOps và tìm hiểu lý do tại sao hai thứ được kết nối chặt chẽ như vậy.

©hava.io

Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm thích hợp để tìm hiểu về DevOps và Agile vì chúng có nhiều điểm tương đồng với nhau. Tuy chúng có mục tiêu và các quy trình giống nhau nhưng hi vọng bài viết này có thể tóm tắt được những ý chính để có thể hiểu sâu hơn về 2 khái niệm khác biệt này.

Hãy bắt đầu với các định nghĩa.

Agile Development

Agile là một cách tiếp cận tập trung vào việc cung cấp các kết quả nhỏ và nhanh hơn thay vì phát hành một thay đổi lớn của sản phẩm. Phần mềm được phát triển trong nhiều phân đoạn (iteration). Nhóm sản phẩm phát hành các phiên bản mới trong các bản cập nhật hàng tuần hoặc hàng tháng. Mục tiêu cuối cùng của Agile là tối ưu trải nghiệm của người dùng cuối.

DevOps

Chúng ta đã đề cập tới khái niệm này trong nhiều ngày qua theo một số cách khác nhau để mô tả mục tiêu cuối cùng của DevOps. DevOps thường được nhắc tới như các phương pháp phát triển và phân phối phần mềm dựa trên sự hợp tác giữa nhóm phát triển phần mềm và nhóm vận hành. Lợi ích chính của DevOps là đơn giản hoá quy trình phát triển và giảm thiểu thông tin sai lệch.

Sự khác biệt giữa Agile và DevOps

Sự khác biệt giữa Agile và DevOps

Sự khác biệt lớn nhất là mối bận tâm (preoccupations). Agile và DevOps có những mối bận tâm khác nhau nhưng chúng lại giúp đỡ lẫn nhau. Agile muốn có những phân đoạn ngắn, điều này gần như cần có các quy trình tự động hoá (automations) mà DevOps đem lại. Agile muốn khách hàng dùng thử các phiên bản và nhận được phản hồi một cách nhanh chóng, điều này gần như chỉ có thể thực hiện được nếu DevOps có thể tạo môi trường mới một cách dễ dàng.

Thành phần tham gia

Agile tập trung vào việc tối ưu hoá giao tiếp giữa người dùng cuối và nhóm phát triển, trong khi DevOps nhắm tới nhóm phát triển và nhóm vận hành. Chúng ta có thể nói Agile hướng tới khách hàng, trong khi DevOps là một tập hợp các phương pháp nội bộ.

Team

Agile thường được áp dụng cho nhóm phát triển và quản lý dự án. Còn vai trò của các kỹ sư DevOps được thể hiện ở phần giao giữa việc phát triển, quản lý chất lượng (QA) và vận hành bởi vì họ tham gia vào tất cả các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm và là một phần của team Agile.

Các frameworks được áp dụng

Agile có rất nhiều framework quản lý để đạt được sự linh hoạt và minh bạch: Scrum > Kanban > Lean > Extreme > Crystal > Dynamic > Feature-Driven. DevOps tập trung vào sự cộng tác trong việc phát triển nhưng không có các framework cụ thể. DevOps thúc đẩy các phương pháp như cơ sở hạ tầng dưới dạng mã (IaC), kiến trúc dưới dạng mã, giám sát, tự khắc phục lỗi (Self-Healing), tự động hóa kiểm thử (end to end test automation) ... Tuy nhiên, đây không được coi là các framework, mà chỉ là các phương pháp.

Nhận xét/Phản hồi

Trong Agile, nguồn phản hồi chính là người dùng cuối còn với DevOps những phản hồi từ các bên liên quan(stakeholders) và bản thân nhóm có mức độ ưu tiên cao hơn.

Phạm vi tập trung

Agile tập trung nhiều hơn vào phát triển phần mềm hơn là triển khai và bảo trì. DevOps cũng tập trung vào phát triển phần mềm, nhưng giá trị và công cụ của nó cũng bao gồm các giai đoạn sau phát hành như triển khai, giám sát, tính sẵn sàng cao, bảo mật và bảo vệ dữ liệu.

Tài liệu

Agile ưu tiên tính linh hoạt và các nhiệm vụ hơn việc bàn giao tài liệu và giám sát. Trái lại, DevOps coi tài liệu dự án là một trong những thành phần thiết yếu của dự án.

Rủi ro

Rủi ro của Agile đến từ tính linh hoạt của các phương pháp của nó. Các dự án Agile rất khó dự đoán và đánh giá rủi ro do thứ tự ưu tiên và yêu cầu thay đổi liên tục.

Rủi ro của DevOps đến từ việc hiểu sai thuật ngữ và thiếu các công cụ thích hợp. Một số người hiểu nhầm rằng DevOps chỉ là một tập hợp các phần mềm để triển khai phần mềm và tích hợp liên tục. Chính vì suy nghĩ đó mà không có sự đóng góp, thay đổi cấu trúc cơ bản của quá trình phát triển.

Công cụ

Các công cụ Agile tập trung vào việc cộng tác giao tiếp quản lý, đo lường và xử lý phản hồi. Các công cụ phổ biến nhất bao gồm JIRA, Trello, Slack, Zoom, SurveyMonkey, v.v.

DevOps sử dụng các công cụ để giao tiếp nhóm, phát triển phần mềm, triển khai và tích hợp như Jenkins, GitHub Actions, BitBucket, v.v. Mặc dù Agile và DevOps có trọng tâm và phạm vi hơi khác nhau nhưng chúng có các giá trị chính gần như giống nhau, chính vì vậy có thể kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau rất tốt.

Kết hợp với nhau... có phải là một ý tưởng tốt? cần thảo luận?

Kết hợp với nhau... có phải là một ý tưởng tốt? cần thảo luận?

©Agile First

Kết hợp Agile và DevOps sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Quản lý linh hoạt và công nghệ mạnh mẽ.
  • Phương pháp Agile giúp các nhóm DevOps giao tiếp, trao đổi về các ưu tiên một các hiệu quả hơn.
  • Yêu cầu triển khai nhanh chóng và thường xuyên của bạn hợp lý hoá cho các chi phí phát sinh từ quá trình tự động hóa.
  • Nó giúp làm tốt hơn: quá trình giao tiếp, hợp tác của các nhóm sử dụng Agile, tăng động lực cho nhóm và giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc.
  • Kết quả là bạn có một sản phẩm với chất lượng tốt hơn.

Agile cho bạn quay lại các quá trình phát triển sản phẩm trước đó để sửa lỗi và tránh khỏi việc mắc quá nhiều nợ kỹ thuật (technical debt). Để áp dụng đồng thời Agile và DevOps, chúng ta cần thực hiện 7 bước sau:

  1. Tích hợp các nhóm phát triển và vận hành.
  2. Tạo các nhóm xây dựng và điều hành và thảo luận tất cả các vấn đề liên quan tới phát triển, vận hành cần được thảo luận bởi toàn bộ nhóm DevOps.
  3. Thay đổi cách tiếp cận với các sprints, đánh giá các nhiệm vụ DevOps có cùng mức độ ưu tiên với các nhiệm vụ phát triển. Khuyến khích các nhóm phát triển và vận hành trao đổi ý kiến về quy trình làm việc của nhóm còn lại và thảo luận các vấn đề có thể xảy ra.
  4. QA có mặt trong tất cả các quy trình phát triển.
  5. Chọn các công cụ phù hợp.
  6. Tự động hoá mọi thứ mà bạn có thể.
  7. Do lường và kiểm soát các bản phân phối bằng cách đánh số dễ hiểu.

Còn ý kiến của bạn thì sao? Bạn có quan điểm khác? Tôi muốn nghe ý kiến từ các kỹ sư phát triển, vận hành, QA hoặc bất kỳ ai hiểu rõ hơn về Agile và DevOps. Rất mong có nhận xét và phản hồi của các bạn về vấn đề này?

Tài liệu tham khảo

Luôn sẵn lòng chào đón thêm các tài nguyên mới tại đây.

Lời khuyên của tôi là hãy xem tất cả những tài liệu bên dưới và hy vọng bạn sẽ kết nối được với những điều được viết ở phía trên.

Nếu bạn đã đi được tới đây, bạn chắn hẳn đã biết rõ liệu đây có phải là hành trình bạn muốn theo đuổi hay không. Hẹn gặp lại vào ngày 5.

Các bài viết là bản tiếng Việt của tài liệu 90DaysOfDevOps của Micheal Cade và có qua sửa đổi, bổ sung. Tất cả đều có license [Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 4.0 International License][cc-by-nc-sa].